Q a m a t h

Loading...
Vui lòng chờ trong giây lát!

Bài 5 – Kiểu dữ liệu xâu

Python
là một ngôn ngữ lập trình đa mẫu hình, lập trình hướng đối tượng và lập trình cấu trúc được hỗ trợ hoàn toàn, và nhiều tính năng của nó cũng hỗ trợ lập trình hàm và lập trình hướng khía cạnh (bao gồm siêu lập trình và siêu đối tượng (phương thức thần kỳ)).Các mẫu hình khác cũng được hỗ trợ thông qua các phần mở rộng, bao gồm thiết kế theo hợp đồng và lập trình logic.

1. Tìm hiểu kiểu dữ liệu xâu (str)
– Xâu là dãy các ký tự được đặt trong cặp dấu nháy đơn ‘ và ‘ hoặc nháy kép “ và “.
– Xâu rỗng là xâu không chứa ký tự nào, kí hiệu: ‘’ hoặc “”
– Độ dài của xâu là số ký tự của xâu, xâu rỗng có độ dài bằng 0.
– Chỉ số của từng ký tự bắt đầu từ 0 đến độ dài của xâu trừ đi 1
2. Thao tác với dữ liệu kiểu xâu
a. Khởi tạo xâu:
<tên biến> = <xâu>

Ví dụ:
s1 = “”   #Tạo xâu rỗng s1

s2 = “Viet Nam”
#Tạo xâu s2 có s2[0] = “V”, s2[1] = “i”, …., s2[7] = “m”

b. Duyệt qua từng phần tử của xâu
Ví dụ:
s = “Ha Noi Viet Nam”
for i in s: print(i,end=“ “)
#Xuất ra màn hình dòng chữ: H a N o i V i e t N a m

c. Một số hàm khi làm việc với kiểu xâu
Hàm Ý - nghĩa - Ví dụ
str(x) - Trả về xâu tương ứng giá trị của x - n = 1025; s = str(n)
len(s) - Trả về độ dài của xâu s - s = “Viet Nam”; print(len(s))
ord(ch) - Trả về mã của ký tự ch trong mã ASCII hoặc Unicode - ch = “A”; print(ord(ch))
chr(x) - Trả về ký tự tương ứng với mã x trong mã ASCII hoặc Unicode - x = ‘a’; print(chr(x))
Hàm Ý - nghĩa - Ví dụ
upper() - Trả về xâu in hoa tương ứng - s = “Ha Noi”; print(s.upper())
lower() - Trả về xâu in thường tương ứng - s = “Viet Nam”; print(s.lower())
capitalize() - Trả về xâu chỉ in hoa ký tự đầu còn lại in thường - s = “HELLO”; print(s.capitalize())
title() - Trả về xâu in hoa các ký tự đầu của các từ s = “Xin chao”; print(s.title())
swapcase() - Trả về xâu có ký tự in hoa thành thường và ngược lại - s = “VniTeach”; print(s.swapcase())
strip() - Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống - s = “Ha Noi”; print(s.strip())
ltrip() - Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống phía trái - s = “Viet Nam”; print(s.ltrip())
rtrip() - Trả về xâu sau khi đã xóa các ký tự trống phía phải - s = “HELLO”; print(s.rtrip())
find() - Trả về chỉ số đầu tiên tìm thấy của xâu s - st = “VniTeach”; print(st.find(“ni”))
count() - count(<xâu cần tìm>,[<chỉ số start>,<chỉ số end>]) - Đếm số lần xuất hiện của xâu cần tìm
replace() - replace(<old>,<new>,[count = -1]) - Thay thế old thành new, count lần Mặc định count = -1 không hạn chế lần thay
split() - split([<sep = none>, maxsplit() = -1]) - Tách xâu thành danh sách các xâu con
join() - join(<danh sách>) - Gộp danh sách thành xâu (ngược lại split())
Ví dụ:

s = “Hoang Sa la cua Viet Nam”; a = s.split();
Khi đó a = [“Hoang”, “Sa”, “la”, “cua”, “Viet”, “Nam”]
s = “ “.join(a) Khi đó s = “Hoang Sa la cua Viet Nam”

3. Phần bài tập về kiểu dữ liệu xâu
Câu 1: Viết chương trình “chuẩn hóa” họ và tên khi người dùng nhập vào họ tên bất kỳ từ bàn phím?
Câu 2: Viết chương trình nhập vào một xâu bất kỳ, xuất ra màn hình xâu đó sau khi đã xóa đi các ký tự số?
Mới hơn Cũ hơn
Trang trí đón tết cho blog/website bằng hình ảnh câu đối, cành mai